1. Làm ao mới
Nên làm ao theo hình chữ nhật chiều ngang bằng 2/3 chiều dài nếu có điều kiện nên làm ao theo hướng đông tây, ao có 2 cống cấp và thoát riêng biệt(độ sâu 1,6m - 2,5m nuôi lồng ao càng sâu càng tốt) trên bờ chung quanh ao phải rào lưới loại 3 – 4 mm lưới hơi nghiêng vào ao để tránh trường hợp mưa kéo dài cá phóng trườn lên bờ đi sang ao khác hoặc đi ra ngoài không quản lý được, trường hợp này cũng có nhiều nơi vấp phải vì người nuôi chưa có kinh nghiệm làm ao trước đây, trên mặt bờ ao nên trồng cỏ chỉ hoặc cây sài đất, mục đích trồng cỏ tránh trời mưa làm xói mòn bờ đê, bên cạnh hàng rào lưới làm gờ chắn không cho nước mưa chảy vào ao, tránh cặn bã chảy xuống ao làm mau bẩn và cạn ao, ngăn chặn được cặn bã bùn chảy xuống ao làm chậm dơ ao ít cải tạo ao.
Người nuôi cá chình nên nuôi nhiều ao (3 ao trở lên) để dễ phân cỡ, vì cá chình là loại cá lớn không đồng đều.
Ví dụ như người nuôi có khu đất diện tích 8.000m2 có thể làm ao như sau:
Phương pháp làm ao có hệ thống tuần hoàn giúp ao lâu dơ ít thay nước, giảm được chi phí, hạn chế được ký sinh bên ngoài theo dòng nước mới trong lúc thay nước vào ao đang nuôi cá, phương pháp này chỉ cần chăm nước khi cần thêm nước.
2. Sửa lại ao cũ Trong khu đất đã có sẵn ao nuôi cá cù trước đây, ao có độ sâu thích hợp thì không cần phải đào sâu thêm, nuôi cá chình cần có độ sâu là 1,6m trở lên, ao nuôi cá chình phải tuyệt đối không có lỗ mọi rò rỉ vì tập tính cá chình hay chui vào chui ra làm lỗ mọi rộng thêm và đi mất không quản lý được, ao cũ cần sửa lại.
- Kiểm tra xung quanh ao xem có các cây to cần chặt bớt để tránh rễ cây làm hư bờ ao. - Kiểm tra bờ ao gia cố lại những chỗ bị sạt lở.
- Đào chính giữa ao có một hố sâu 50cm 4mx4m chính giữa hố đào một lỗ chiều ngang 1m sâu 60cm hố này dùng để rút cặn bã ra ngoài.
- Nếu là ao có hệ thống cấp thoát nước do thủy triều lên xuống thì cần kiểm tra lại hệ thống ống cống cấp thoát nước, lưu ý các ống cống có bị bể hay móp méo gì không? nếu có thì nên thay mới.
- Ao nuôi cá chình cần có độ sâu nhằm tăng thêm khối lượng nước, cân bằng nhiệt độ, ao sâu ánh sáng không chiếu tới đáy ao hạn chế rong cỏ phát triển .
NUÔI LỒNG TRONG AO ĐẤT
Hiện nay Việt Nam có rất nhiều ao hồ to và có độ sâu thích hợp nuôi cá chình còn bỏ trống như : - Các ao nuôi cá tra, có một số ao còn bỏ trống.
- Các ao hồ được lấy đất san lấp xây dựng.
- Những ao ven núi chứa nước phục vụ nông nghiệp và còn rất nhiều ao hồ khác.
5.1. Lợi ích của nuôi lồng trong ao
Không nên nuôi cá chình theo phương pháp thả lang trong ao lớn (ao to) vì vậy nên nuôi lồng trong ao:
- Cá chình là loại hay tìm đường đi khi trời mưa, bão, lũ ,vì vậy không thể nuôi theo phương pháp thả lang mà không quản lý được.
- Loại nầy cũng hay tấn công lẫn nhau nên không thể nuôi trong thời gian dài mà không phân cỡ con to sẽ ăn con bé (khi cá bị đói ) sẽ hao đầu con, kém hiệu quả.
- Cá chình nuôi lồng nuôi được mật độ cao.
- Dễ xử lý đáy ao định kỳ mà không ảnh hưởng gì đến cá đang nuôi và kiểm soát được bệnh cá mọi lúc.
- Dễ phân cỡ cá định kỳ mà ít tốn công.
- Cá chình được nuôi trong lồng, bên ngoài ao có thể nuôi thêm cá mè trắng, cá mè hoa, cá rô phi, cá chép, các loại cá này vừa có nguồn lợi kinh tế vừa làm vệ sinh cân bằng sinh thái cho ao.
- Ngoài ra bà con còn có thể nuôi được cá bống tượng với mật độ 1-2con/1m2 phương pháp này rất có hiệu quả nguồn thu từ cá bống tượng gần đủ chi phí thức ăn cho vụ nuôi, nuôi thêm cá bạc đầu của Thái Lan vừa làm hệ thống vệ sinh vừa cung cấp thức ăn cho cá chình và cá bống tượng.
5.2. Phương pháp làm lồng nuôi
Làm lồng nuôi trong ao có diện tích : 4mxm4 hoặc 5mx5m, làm lưới có độ sâu 2,5 - 3m, làm phao nổi bằng thùng phi nhựa 200l, góc lồng có dây căng thật chắc tránh gió to.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét