1.1. Loài cá chình
Phân bố:
Trên thế giới: loài cá chình Anguilla phân bố nhiều ở Philippine, Nhật Bản, indonesia, malaysia …
Ở Việt Nam: phân bố tự nhiên chủ yếu ở miền Trung, tập trung nhiều ở các sông thuộc các tỉnh Quãng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên kéo dài tới Bình Thuận, Nam Trung Bộ thường gặp: cá chình mun, cá chình hoa và vài loài cá chình khác.
Phân loại:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Anguilliformes
Họ: Anguillidae
Giống: Anguilla
Loài: Anguilla marmorata Quoy&Gaimard, 1824
Tên tiếng anh: Marbled eel
Tên khoa học: Anguilla marmorata
Tên khác: Chình cẩm thạch hoặc chình bông
1.2. Đặc điểm hình thái
- Cá chình có thân thon dài, lưng thân bông vàng, bông lưng cẩm thạch, bụng trắng, đầu nhọn và dài.
- Da nhiều nhớt, có tác dụng hô hấp qua da.
- Vây lưng, vây hậu môn rất dài và nối liền với vây đuôi, vây ngực tròn ngắn, không có vây bụng.
- Phần lớn các loài cá chình ưa thích sinh sống trong các vùng nước nông hay ẩn mình dưới đáy, đôi khi trong các lỗ. Chỉ có họ Anguilla là di chuyển vào vùng nước ngọt để sinh sống nhưng không sinh sản tại đó.
Một vài loài cá chình sinh sống trong các vùng nước sâu (trong trường hợp họ Synaphobranchidae, chúng có thể xuống tới độ sâu vài ngàn m) hoặc là những loài bơi lội tích cực (họ Nemichthyidae - tới độ sâu 500m).
1.3. Tập tính sống và sinh trưởng
Cá chình:
Anguilla marmorata (chình bông)
- Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
- Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc vào hang, kẹt đá, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm ăn và di chuyển đi nơi khác.
- Phạm vi thích nhiệt rộng, nhiệt độ từ 1-38oC cá có thể sống được, nhưng trên 16oC cá mới bắt mồi. Nhiệt độ sinh trưởng là 17
- 31oC, thích hợp nhất là 22-28oC.
- Da và ruột cá có khả năng hô hấp, dưới 16oC chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt là có thể sống được vài ngày. Trời mưa cá hoạt động rất khỏe, bò trườn lên bờ nơi có dòng nước chảy để tìm đường di chuyển.
- Cá chình cần hàm lượng oxygen hoà tan trong nước cao, yêu cầu phải trên 4,5ppm là thích hợp cho sinh trưởng, nếu oxygen vượt quá 11 mg/l dễ sinh ra bệnh bọt khí.
- Thức ăn thiên nhiên: Thức ăn thiên nhiên (Động vật, thực vật, vật vụn) Polychaetes (giun nhiều tơ), crustacean (giáp xác nhỏ) là những thức ăn thích hợp.
- Thức ăn phụ trội: Mực (squid) gia tăng sự lớn mạnh
Cá chình trong thiên nhiên là loại ăn tạp thức ăn là tôm, cá con, động vật sống tầng đáy nhỏ và côn trùng, thủy sinh, khi còn nhỏ cá ăn động vật phù du nhóm Cladocera và giun ít tơ.
So với các loài cá khác thì tốc độ sinh trưởng của cá chình bông sống trong tự nhiên được xác định là thấp hơn, nhưng so sánh với các loài cá khác thuộc giốngAnguilla thì chình bông có tốc độ sinh trưởng cao. Nó có thể đạt kích cỡ chiều dài là 2m đối với cá đực và 1,5m với cá cái và cân nặng có thể đạt đến 20,5 kg do đó nó còn được gọi là chình khổng lồ, chình bông có thể sống tới 40 năm.
1.4. Sinh sản
Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ ven biển, cửa sông, nơi cá bố mẹ xuất phát đi ra biển sinh sản ban đầu, và vào vùng nước ngọt sông suối kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành đến thời kỳ sinh sản cá lại di cư trở lại ra biển sâu để đẻ trứng.
Cá con mới nở hình lá liễu có màu trắng như thủy tinh, sau khoảng 165 ngày cá con trôi dạt vào cửa sông.
Trải qua nhiều biến thái hình thành cá chình màu trắng gọi là ( bạch tử) cá ngược dòng lớn hơn thay đổi thành màu hơi đen nâu gọi là (hắc tử).
Việc sinh sản nhân tạo cá chình đến nay vẩn chưa có ai nghiên cứu thành công, tất cả cá chình giống nuôi hiện nay đều dựa vào khai thác từ tự nhiên ngoài cửa sông, suối hoặc ven biển.
Ở nước ta cá chình phân bố từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận, nhiều nhất là đầm Châu Trúc - Bình Ðịnh và sông Ba (Đà Rằng - PhúYên), ở nơi này hàng năm cung cấp một lượng cá chình giống cho bà con nông dân các vùng nuôi rất lớn.
Người ương giống cá chình có thể làm thay đổi tập tính cá chình như giảm sợ ánh sáng và cho ăn ban ngày, ăn nổi, kỷ thuật nuôi không cần giảm ánh sáng, cho ăn thức ăn công nghiệp, cá cũng không còn sợ tiếng động bên ngoài …
Chương 2. CÁ CHÌNH VÀ TRIỂN VỌNG
2.1. Cá chình dễ nuôi, ít bệnh
Cá chình là loại ăn tạp dễ nuôi, chỉ xuất hiện một số bệnh có thể kiểm soát được và điều trị được, dễ quản lý.
2.2. Lợi nhuận cao, thị trường rộng mở
Thị trường nhiều năm nay giá cả của loài thủy hải sản này chỉ biến động theo chiều hướng đi lên.Vì thế các chủ đầu tư và người nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao và rất cao. Các thị trường trong và ngoài nước rất ưa thích loài thủy hải sản cao cấp này, có một số khách hàng còn cho rằng thịt cá chình là thủy sâm, bổ dưỡng cho trẻ em và người già, phục hồi chức năng đàn ông, nhờ vậy mà cá chình thịt rất bình ổn giá.
Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU TRONG KỸ THUẬT
NUÔI CÁ CHÌNH
3.1. Chọn địa điểm
Cá chình là loại sống ở nước ngọt nhưng sinh sản ở nước mặn (biển sâu) nên loài cá này nuôi được tất ở cả các nơi có nguồn nước ngọt và nước lợ độ mặn dưới 10%o,
- Khu vực Đông Bắc Bộ như Hải Phòng, sông Bạch Đằng, sông Giá, sông Hải Dương, các ao đầm khu vực Sóc Sơn, Ba Vì, lân cận Hà Nội.
- Các dòng sông Miền Trung như: sông Hương, sông cửa động Phong Nha, Trà Khúc tất cả các sông thuộc miền Trung.
- Nhiều ao hồ có diện tích lớn như: Bà Nà Đà Nẵng, đầm Châu Trúc, đầm hồ chứa nước chống lũ và đầm chứa nước phục vụ nông nghiệp …v..v...
- Khu vực vùng Tây Nguyên - Buôn Mê Thuộc, Gia Lai, Đắc Nông, vùng ven Lâm Đồng, Kon Tum, vùng Tây Nguyên có rất nhiều ao hồ nuôi được cá chình.
- Vùng Miền Đông, Bà Rịa Vũng Tàu, khu vực Huyện Đất Đỏ, hồ đá Đen Hồ Đá Bạc, Sông Rây và có nhiều ao đầm lấy đất xây dựng còn bỏ trống, sông La Ngà , Đồng Nai, lòng hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, và nhiều đầm ao khác.
Khu vực ĐBSCL nuôi bè trên các dòng sông, nuôi theo ven sông như: sông Tiền Giang, sông Hàm Luông, sông Ba Lai, sông Cổ Chiên, sông Hậu… bà con có thể nuôi ao hồ ven sông, nuôi lồng trong ao đất, nuôi trong đê bao ngăn mặn và nhiều ao đầm khác.
Các vùng ngăn mặn như Tân Thành Cà Mau, các vùng nuôi tôm hiện nay như: Đần Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình, các vùng này sử dụng giếng khoan và nước mưa.
Các tỉnh như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, các tỉnh ven biển nuôi được cá chình nhờ giếng khoan. Theo sự tiến bộ hiện nay chổ nào có nước ngọt là nuôi được cá chình thương phẩm.
Lời khuyên:
Tuy là loài cá dễ nuôi nhưng người muốn nuôi cá chình phải nắm được kỹ thuật trước khi nuôi, biết ở đâu có thể nuôi được cá chình, ao như thể nào nuôi được cá chình, thiết kế ao cho phù hợp theo đối tượng nuôi, tùy diện tích đất, từng vùng nuôi và quy mô lớn hay nhỏ. Tốt nhất nên nuôi những ao diện tích dễ kiểm soát được.
Khu vực Miền Trung nên nuôi lồng, bè, để tránh bão lũ, dễ quản lý đầu con.
Vùng có nguồn nước cung cấp như lòng hồ, nguồn nước sông có độ an toàn nước đầu nguồn không bị chất thải của các nhà máy công nghiệp, tránh vùng làm nông nghiệp sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và các vùng nuôi cá tạp khác sử dụng nhiều hóa chất kháng sinh, hóa chất xử lý môi trường.
Tránh vùng bão, lụt và không nên nuôi ao đất cát ven biển, vì ao đất cát không giữ được nước (nếu xử lý không được). Cần chọn nơi thuận tiện giao thông, an ninh và nhân lực.
Có nhiều địa điểm nuôi cá chình rất lý tưởng như: khu vực miền Bắc, khu vực này tuy thời tiết thay đổi nhưng nuôi cá chình nhanh lớn thịt thơm ngon và các tỉnh thượng nguồn ĐBSCL, vùng lân cận Tây Nguyên, những nơi này nguồn nước tốt được cung cấp quanh năm nhiệt độ thích hợp (những hộ chưa biết nuôi hay chưa từng nuôi cá chình nên tìm hiểu kỹ trước khi nuôi không nên mạo hiểm) nếu bà con chưa biết nuôi thì tham khảo nhiều nơi và nhiều người đã biết nuôi trước đây và nuôi đã có lãi.
Những người chưa biết nuôi hay chưa từng nuôi cá chình nên tìm hiểu kỹ trước khi nuôi.
3.2. Nhu cầu cần thiết về cơ sở vật chất
- Cần 1 máy bơm nước dự bị khi thiếu nước do thủy triều cung cấp.
- Một máy chạy cung cấp oxygen , đĩa thổi khí loại 20 cm hoặc dỉa 26cm.
- Lưới phủ trên mặt ao chống các loại chim lặng xuống ao ăn cá, nhất là chim cồng cộc, chim vạt, chim bói cá (Miền Tây những nơi gần vườn chim)
- Oxygen meter: đo lượng oxygen hòa tan trong nước
- pH meter: đo độ chua đo độ kiềm của nước
- Thermometer: đo nhiệt độ nước
- Secchi dick: đo độ đục của nước
- Bộ test kit H2S, NO2: đo khí độc kiểm soát toàn diện
- Bộ định lượng: chính xác trong việc sử dụng chế phẩm
3.3. Điều kiện môi trường nước thích hợp cho cá chình
- Căn cứ vào thiên nhiên cũng như các thí nghiệm, các nhà khoa học chuyên nghiệp đã khuyến cáo người nuôi cá chình cần đạt được những điều kiện dưới đây khi lập trang trại nuôi cá chình:
* Những yêu cầu cần thiết:
Các thông số môi trường
Thích hợp
pH nước
pH đất đáy ao
6,8 -7,5
5,5-6,5
Oxy hòa tan (mg/L)
5.0- 7.9
Nhiệt độ (0C)
1- 37 (thích hợp 22-28oC)
Độ mặn (ppt)
0- 34 ( thích hợp 0-10)
Độ trong (cm)
30-40
Độ cứng (mg/L)
3 – 8
Ammonia tổng (mg/L)
0,03-1,6
Nitrite nitrogen –NO2-N (mg/L)
0,12- 1
* Các thông số môi trường không phù hợp, hướng xử lý điều chỉnh môi trường như sau:
Các thông số môi trường
Thấp nhất
Cao nhất
Phương pháp điều chỉnh
pH nước
6,0
8,0
pH thấp <6 ch="" dolotech="" i="" ng="" nh="" ph="" t="" u=""> trên 7,6 tăng vitamin C
Oxygen hòa tan (mg/L)
4,5
7,9
Tăng cường máy sục khí
Nhiệt độ (0C)
20
32
Tăng mực nước
Độ mặn (ppt)
0
10
Điều chỉnh theo yêu cầu
Độ trong (cm)
30
50
Tăng ANOLITE và blooma
Độ kiềm (mg/L)
10
60
Ammonia tổng (mg/L)
0,03
1,6
Thay nước sử dụng vi sinh
Nitrite nitrogen (mg/L)
0,12
1
Sục khí
Tảo lam xuất hiện trong ao
Xanh
Sử dụng sản phẩm ZOOD CuO4
3.3. Độ mặn
Độ mặn ban đầu 10 %o ( S ) điều chỉnh xuống dần về 0-5 %o.6>
<6 ch="" dolotech="" i="" ng="" nh="" ph="" t="" u="">Cả cuộc đời cá chình sống ở nước ngọt nhưng trong thời kỳ sinh sản ở nước mặn và trong quá trình biến thái thay đổi trở thành cá bạch tử cá sống ở nước mặn vì vậy trong giai đoạn đầu người nuôi nên giảm dần độ mặn từ từ, không nên thay đổi từ nước mặn qua nước ngọt một cách đột ngột cá dể bị yếu do sốc độ mặn.
Nên nuôi cá chình trong nước ngọt hoàn toàn cá nhanh lớn hơn nước có độ mặn và lợ. 6>
<6 ch="" dolotech="" i="" ng="" nh="" ph="" t="" u=""> 3.4. Dưỡng khí6>
<6 ch="" dolotech="" i="" ng="" nh="" ph="" t="" u="">
a) Oxygen
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cá chình nói riêng.
Ở đây tôi xin nhắc lại một ý kiến đáng ghi nhớ được các nhà khoa học trên thế giới đề cập nhiều lần mà không thể không ghi nhớ .
Đối với con người, nếu như có một lý do nào đó không có thực phẩm để ăn thì sẽ chết đói trong 7 tuần lễ, nếu bị thiếu nước, không nước uống sẽ bị chết khát sau 7 ngày nhưng nếu không có không khí thì sẽ chết ngạt sau 7 phút.
Kinh nghiệm với ba số 7 này cho thấy vai trò của oxygen đối với con người là rất cần thiết thì đối với cá chình oxygen cũng quan trọng không kém. 6>
<6 ch="" dolotech="" i="" ng="" nh="" ph="" t="" u="">b) Thành phần cung cấp oxygen
Ban ngày, 89% Oxygen trong ao do quang hợp, 7% mặt tiếp cận, 4% do thay nước.
Ban đêm cần máy cung cấp oxygen, 4,5ppm Oxygen trong nước là đủ cho cá hô hấp và lớn nhanh.
Triệu chứng thiếu Oxygen trong ao: cá nổi tập trung gần mặt nước, cá bu vào vị trí dẫn nước vào ao hoặc dọc theo bờ ao, cá gia tăng hô hấp nhưng giảm di chuyển, hôn mê và chết. Nếu cá chết do thiếu oxy thì cá há mồm, con nào to hoặc yếu chết trước.
Đo Oxygen trong ao 1 ngày 2 lần với máy đo Oxy (D.O.meter).
Nói về oxygen hòa tan, mắt thường không thể nhìn thấy cần phải kiểm tra bằng máy DO mới biết được hàm lượng oxygen hòa tan trong nước, cá chình là loại cần oxygen cao 4,5ppm trở lên, nhưng loại cá này tiêu thụ ít, nếu muốn nuôi cá chình nhanh lớn và không chết do thiếu oxygen thì bà con cần cung cấp thêm bằng cách chạy máy oxygen (máy thổi khí qua đĩa cung cấp oxygen hòa tan từ đáy ao).6>
<6 ch="" dolotech="" i="" ng="" nh="" ph="" t="" u="">Tầm quan trọng của oxygen được phân tích như sau: do không cung cấp thêm oxygen thì mấy ngày thiếu ánh sáng như trời mưa kéo dài lượng oxygen hòa tan thấp cá sẽ kém hoặc bỏ ăn, nếu oxy quá thấp kéo dài cá có thể chết.
Các thử nghiệm ao cá có máy oxygen và ao không có máy cung cấp oxy, ao có cung cấp oxygen cá lớn nhanh giảm được 30% thời gian nuôi và giảm 20% lượng thức ăn, đồng thời nếu ao nuôi cá có máy oxygen thì nuôi mật độ tăng thêm rất nhiều so với nuôi bình thường không cung cấp oxygen.
Ao có cung cấp oxygen thì mật độ nuôi được 3 - 5con /1m2 = (4 - 10kg cá thịt /1m2 ) ao nuôi không máy oxy chỉ nuôi được 1con /2m2.
Thời điển cá thiếu oxygen thường là từ 3 giờ khuya đến 7 giờ sáng và nhiều nhất là những ngày mưa kéo dài.
Hệ thống máy sục khí tạo ô xy
Đĩa thổi ô xy
4. Độ pH
Môi trường nước nuôi cá chình độ pH thích hợp từ 6,8 - 7,5; pH cao hơn mức cho phép thì cá giảm ăn và chậm lớn (áp dụng cho Miền Đông nước mưa) khác biệt với nguồn nước tù của các nơi do đê bao ngăn mặn gần biển, trong đê bao ngăn mặn PH 7.0- 8.
PH đáy ao: 5 – 6,5
5. Độ trong: 30 – 40 cm
Màu nước: màu nước nuôi cá chình rất quan trọng cá chình sống ở thiên nhiên thường ở suối là môi trường nước trong sạch. 6>
<6 ch="" dolotech="" i="" ng="" nh="" ph="" t="" u="">Chính vì vậy người nuôi cá chình nên xử lý nước luôn trong sạch đo trong 30 - 40 cm, ao nuôi cá có nguồn nước cung cấp quanh năm nên thay nước thường xuyên, nước càng trong sạch hạn chế tối đa lượng kim loại và khí độc có trong môi trường nước thì cá càng khỏe và nhanh lớn hơn, cần xử lí triệt để những dư lượng có yếu tố nguy hại khi nuôi cá chình. 6>
0 nhận xét:
Đăng nhận xét