Nói chung động, thực vật loài nào cũng phải có bệnh, cá chình nói riêng, tuy rằng cá chình trong giai đoạn trưởng thành rất ít bệnh chứ không phải là không bệnh, có một vài hộ đã nuôi trước đây nhưng chưa gặp cá chình bệnh nên cho rằng cá chình không bệnh vì vậy người nuôi cá chình không nên chủ quan sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình nuôi sau này.
Môi trường nuôi cá chình lâu ngày do thức ăn dư thừa phân hủy, cá đi ngoài, môi trường bị thay đổi, nhiều vi khuẩn ... vì vậy cá sẽ bị nhiễm khuẩn ký sinh tạo ra nhiều bệnh.
Trong quá trình dài người làm kỹ thuật có những kinh nghiệm thực tế như sau:
cá chình là loại ăn thức ăn tươi sống cần môi trường sạch.
Cá chình nuôi ao to có nguồn nước thay đổi thì cá ít bệnh.
Nên nuôi ao trung bình mỗi ao có khoảng 1000m2 và nếu có hệ thống tuần hoàn thì gần như cá không bệnh hoặcít bệnh.
Ao nuôi cá chình có diện tích nhỏ dưới 1000m2 nằm trong đê bao ngăn mặn cá nhiều bệnh vào thời điểm giao mùa , đầu mùa mưa hay cuối mùa mưa , nhất là đầu mùa đông ( lưu ý những ao đã nuôi nhiều lần) nguyên nhân: suốt quá trình nuôi cho cá ăn thức ăn tươi lâu ngày bị ô nhiễm như, nấm, ký sinh, vi khuẩn cá sẽ chết hàng loạt, bà con nên thay đổi phương pháp nuôi và phòng bệnh, ngừa bệnh định kỳ.
Nếu muốn nuôi cá chình an toàn nhanh lớn thì người nuôi phải áp dụng những điều sau đây.
1) làm ao có hệ thống tuần hoàn, nếu nuôi trong vùng đê bao (trong vùng ngăn mặn) cần có giếng khoan cần cung cấp them nước trong mùa nắng, nước giếng khoan cũng cần xử lý kim loại.
2) làm ao có hệ thống lấy cặn bã từ đáy ao ra ngoài, nên nuôi lồng và nhiều lồng, ao có diện tích phù hợp.
3) trong quy trình nuôi phải có thay nước, xử lý nước nếu cho ăn thức ăn công nghiệp hoặc chế biến, cho ăn thảo dược phòng bệnh , xử lý nước định kỳ, diệt ký sinh vi khuẩn suốt vụ nuôi, người nuôi nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, chữa bệnh hơn bỏ cuộc.
Nuôi cá chình cần phải có máy oxygen.
1. Bệnh trùng quả dưa
+ Nguyên nhân: do trùng quả dưa ký sinh trên cá
+ Triệu chứng: Trên thân cá có đốm trắng to nhỏ như đầu ghim. Những chấm này khi vỡ tung ra các ấu trùng vào trong nước. Những chỗ vỡ tạo thành các vết loét trên thân cá tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cá.
+ Phòng trị bệnh: Xử lý VIABA hoặc PKZ sau 3 ngày diệt khuẩn bằng M5
2. Bệnh nấm thủy my
+ Nguyên nhân: Do nấm thủy my, dễ bị bệnh khi ương nuôi với mật độ dầy, cho ăn thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ xuống thấp môi trường nước bị ô nhiễm ni tơ (NH3 > 2 mg/l).
+ Triệu chứng: Nấm thủy mi kí sinh đơn bào ở điều kiện nhiệt độ thấp 18 – 25oC gây nên, khi cá bi bệnh trên thân có những búi trắng đó là những sợi nấm bám vào cá phát triển, khi cá bị viêm loét thì nấm sẽ phát triển nhanh, biểu hiện cá hay bơi cọ sát vào thành bể.
Tác hại: Cá Chình là động vật da trơn, ngoài hô hấp bằng mang, cá Chình còn hô hấp bằng da là chủ yếu. Hiện tượng bị nấm sẽ cản trở việc hô hấp qua da của cá dẫn tới cá yếu và chết hàng loạt.
+ Phòng trị bệnh: Ngâm trong nước muối có nồng độ 5%o trong 10 phút, sau đó thả cá vào bể nước sạch. Nên dùng thuốc tím xử lý 700G/1.000m3 sau khi thấy nấm đã hết trên thân cá thì sát khuẩn bằng M5: 100ml/1.500m3).
3. Cá bị trùng mỏ neo, trùng bánh xe
+ Nguyên nhân: do trùng mỏ neo, trùng bánh xe ký sinh
+ Triệu chứng: Cá bơi lờ đờ, da bị tuột nhớt, cá bỏ ăn, chậm lớn.
+ Phòng trị: Cho ăn thuốc, diệt kí sinh nội ngoại (KST: 2ml/kg thức ăn hoặc KOSA: 1,5ml/kg thức ăn; Xử lý VIABA: 100ml/3.000m3 hoặc PKZ: 100ml/6.000m3).
4. Cá bị bệnh gan thận mủ (bệnh đốm trắng trên gan ,thận)
+ Nguyên nhân:
do vi khuẩn A. hydrophilla
+ Trị: EPT: 2,5g/kg thức ăn kết hợp TRIMISUL: 10g/kg thức ăn và EMS - G: 2ml/kg thức ăn và áo lại bằng MENOL: 10ml/kg thức ăn kết hợp xử lý M5: 100ml/6.000m3).
5. Bệnh sưng mang, cá đánh đu
+ Nguyên nhân: Do môi trường nước không tốt, nhiễm độc, thiếu oxygen, NH3 tăng…
+ Phòng và trị: Cần chuyển cá qua nguồn nước sạch. ( Xử lý ETO kết hợp với EVER NEW)
6. Mụn lở ở ngực, cụt đuôi
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
+ Cho ăn ENROMAX: 3g/kg thức ăn kết hợp với EMS - G: 2ml/kg thức ăn. và áo lại bằng MENOL: 10ml/kg.
+ Xử lý Super kill cá thịt 100ml/3.000m3 xử lý ký sinh trùng và cá loại ghẻ ,cá Sau đó sát khuẩn bằng M5: 100ml/1.000m3.Phòng trị bệnh: bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, tắm thuốc tím (KMn04) định kỳ hàng tháng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét